[GÓC NHÌN CƠ BẢN]
BÀI 3: BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ CHỈ SỐ ROS?
BÀI 3: BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ CHỈ SỐ ROS?
Làm thế nào để chúng ta biết đâu là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt để đầu tư? BCTC sẽ cung cấp cho chúng ta những con số đó. Nhưng những con số như tổng doanh thu, chi phí, thu nhập thì chưa thể cung cấp một bức tranh rõ ràng và thực tế về lợi nhuận và hiệu suất của một doanh nghiệp đúng không? Có một cách định lượng để biết được hiệu suất của doanh nghiệp đó là tính toán tỷ suất lợi nhuận. Vậy tỷ suất lợi nhuận là gì? Gồm những chỉ số nào? Đó là ROA, ROE, ROS. Đây là một trong những bộ chỉ số cơ bản trong phân tích báo cáo tài chính mà bạn cần phải biết, nó được dùng để đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Hôm nay mình sẽ nói về chỉ số ROS trước. Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ hiểu chỉ số ROS là gì? Cách tính và ý nghĩa?
Trước tiên, mình sẽ lấy ví dụ về con VCS tăng nóng trở lại thời gian vừa qua cho chỉ số ROS này.
Hình 1 thể hiện chỉ số ROS của VCS qua các năm. Mọi người có thể thấy chỉ số ROS tăng rất mạnh giai đoạn 2013- 2016. Mình giải thích 1 chút: Năm 2013 (5,14%) nghĩa là lợi nhuận/doanh thu của VCS là 5,14% tức là cứ 100đ bán ra thì có 5,14đ là lợi nhuận ròng thu về công ty; Năm 2014 (12.7%) nghĩa là lợi nhuận/doanh thu của VCS là 12,7% tức là cứ 100đ bán ra, thì có 12,7% là lợi nhuận ròng thu về công ty. Tương tự các năm sau cũng như vậy. Tuy nhiên, sang năm 2017 là gần như đi ngang, và tiếp tục tăng vào năm 2018. Nhìn sang chart của VCS 1 chút, thật trùng hợp giá cổ phiếu VCS tăng phi mã từ đầu năm 2014 và đạt đỉnh vào đầu năm 2018. Câu chuyện ở đây là gì?
Giai đoạn 2012-2013, cùng với việc lợi nhuận giảm, giá cổ phiếu VCS cũng kém tích cực do những mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo công ty và cổ đông ngoại Red River Holding. Mối bất hòa kéo dài tới tận tháng 6/2014, cho đến khi Red River Holding chấp nhận “ra đi”, đồng thời là cú thâu tóm của ông Hồ Xuân Năng qua công ty con Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (sở hữu hơn 81% cổ phần VCS). Sau khi ổn định cơ cấu cổ đông, hoạt động kinh doanh của VCS về đúng bản chất của nó. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2013-2018, VCS liên tiếp gây ngạc nhiên về sự tăng trưởng mạnh mẽ kết quả kinh doanh của mình (Hình 2). Đúng là chỉ có tăng trưởng từ kết quả kinh doanh cốt lõi mới giúp giá cổ phiếu tăng trưởng một cách bền vững. Và một doanh nghiệp muốn bền vững thì nên duy trì tỷ số ROS ổn định và gia tăng theo thời gian, sẽ rất tốt nếu 3-5 năm chỉ số này luôn ổn định và tăng theo các năm. Những khoản lợi nhuận bất thường như lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lãi do bán tài sản,.. thường chỉ tác động nhất thời, không giúp giá cổ phiếu có thể đi lên bền bỉ được. Chính vì vậy, khi đầu tư chứng khoán, các bạn hãy tìm kiếm những doanh nghiệp tốt và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ kinh doanh chính trong tương lai. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện hơn về chỉ số này nhé!
Hình 1 thể hiện chỉ số ROS của VCS qua các năm. Mọi người có thể thấy chỉ số ROS tăng rất mạnh giai đoạn 2013- 2016. Mình giải thích 1 chút: Năm 2013 (5,14%) nghĩa là lợi nhuận/doanh thu của VCS là 5,14% tức là cứ 100đ bán ra thì có 5,14đ là lợi nhuận ròng thu về công ty; Năm 2014 (12.7%) nghĩa là lợi nhuận/doanh thu của VCS là 12,7% tức là cứ 100đ bán ra, thì có 12,7% là lợi nhuận ròng thu về công ty. Tương tự các năm sau cũng như vậy. Tuy nhiên, sang năm 2017 là gần như đi ngang, và tiếp tục tăng vào năm 2018. Nhìn sang chart của VCS 1 chút, thật trùng hợp giá cổ phiếu VCS tăng phi mã từ đầu năm 2014 và đạt đỉnh vào đầu năm 2018. Câu chuyện ở đây là gì?
Giai đoạn 2012-2013, cùng với việc lợi nhuận giảm, giá cổ phiếu VCS cũng kém tích cực do những mâu thuẫn giữa ban lãnh đạo công ty và cổ đông ngoại Red River Holding. Mối bất hòa kéo dài tới tận tháng 6/2014, cho đến khi Red River Holding chấp nhận “ra đi”, đồng thời là cú thâu tóm của ông Hồ Xuân Năng qua công ty con Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (sở hữu hơn 81% cổ phần VCS). Sau khi ổn định cơ cấu cổ đông, hoạt động kinh doanh của VCS về đúng bản chất của nó. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2013-2018, VCS liên tiếp gây ngạc nhiên về sự tăng trưởng mạnh mẽ kết quả kinh doanh của mình (Hình 2). Đúng là chỉ có tăng trưởng từ kết quả kinh doanh cốt lõi mới giúp giá cổ phiếu tăng trưởng một cách bền vững. Và một doanh nghiệp muốn bền vững thì nên duy trì tỷ số ROS ổn định và gia tăng theo thời gian, sẽ rất tốt nếu 3-5 năm chỉ số này luôn ổn định và tăng theo các năm. Những khoản lợi nhuận bất thường như lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lãi do bán tài sản,.. thường chỉ tác động nhất thời, không giúp giá cổ phiếu có thể đi lên bền bỉ được. Chính vì vậy, khi đầu tư chứng khoán, các bạn hãy tìm kiếm những doanh nghiệp tốt và có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ kinh doanh chính trong tương lai. Và bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện hơn về chỉ số này nhé!
Chỉ số ROS là gì?
ROS là viết tắt của Return On Sales được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu hay biên lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
ROS là viết tắt của Return On Sales được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu hay biên lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Cách tính chỉ số ROS như thế nào?
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó (Đơn vị tính là %).
Hệ số ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó (Đơn vị tính là %).
Hệ số ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Vậy chỉ số ROS có ý nghĩa gì?
- Nó chỉ ra mối quan hệ giữa DOANH THU và LỢI NHUẬN, đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường còn Lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
- Những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành (có thể là do kiểm soát chi phí tốt hơn hoặc có giá bán cao hơn mặt bằng chung của thị trường). Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp thường là những doanh nghiệp ít có lợi thế cạnh tranh so với ngành hoặc là doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại như MWG, DGW,… Như vậy, việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được phần nào tình hình của doanh nghiệp trong tương lai:
+ Nếu chỉ số ROS tăng cho thấy công ty đang phát triển một cách hiệu quả, tỷ suất sinh lời ngày một tốt hơn.
+ Ngược lại, nếu chỉ số ROS giảm báo hiệu công ty đang bị cạnh tranh hoặc chu kỳ ngành đang đi xuống.
Điều này cho thấy nếu công ty biết kiểm soát tốt chi phí sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận.
✅ Tất nhiên, việc sử dụng chỉ số này cũng chỉ là một phần nhỏ trong phân tích cơ bản để nhận định được mã cổ phiếu nào tốt, mã cổ phiếu nào không tốt. Và chúng ta cần kết hợp thêm các chỉ số khác nữa, mình sẽ chia sẻ ở những bài viết sau. Mọi người có quan tâm đến chỉ số nào thì có thể cmt nhé! Hi vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ hiểu rõ hơn về chỉ số ROS này.
- Nó chỉ ra mối quan hệ giữa DOANH THU và LỢI NHUẬN, đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường còn Lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn.
- Những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành (có thể là do kiểm soát chi phí tốt hơn hoặc có giá bán cao hơn mặt bằng chung của thị trường). Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp thường là những doanh nghiệp ít có lợi thế cạnh tranh so với ngành hoặc là doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại như MWG, DGW,… Như vậy, việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được phần nào tình hình của doanh nghiệp trong tương lai:
+ Nếu chỉ số ROS tăng cho thấy công ty đang phát triển một cách hiệu quả, tỷ suất sinh lời ngày một tốt hơn.
+ Ngược lại, nếu chỉ số ROS giảm báo hiệu công ty đang bị cạnh tranh hoặc chu kỳ ngành đang đi xuống.
Điều này cho thấy nếu công ty biết kiểm soát tốt chi phí sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận.
✅ Tất nhiên, việc sử dụng chỉ số này cũng chỉ là một phần nhỏ trong phân tích cơ bản để nhận định được mã cổ phiếu nào tốt, mã cổ phiếu nào không tốt. Và chúng ta cần kết hợp thêm các chỉ số khác nữa, mình sẽ chia sẻ ở những bài viết sau. Mọi người có quan tâm đến chỉ số nào thì có thể cmt nhé! Hi vọng thông qua bài viết này mọi người sẽ hiểu rõ hơn về chỉ số ROS này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét