[GÓC NHÌN CƠ BẢN] BÀI 9: LỢI NHUẬN - DÒNG TIỀN, CON SỐ NÀO QUAN TRỌNG HƠN? - toannguyenstock

Huấn luyện và đào tạo thực hành đầu tư chứng khoán trên thị trường thực tế.

Hot

Post Top Ad

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

[GÓC NHÌN CƠ BẢN] BÀI 9: LỢI NHUẬN - DÒNG TIỀN, CON SỐ NÀO QUAN TRỌNG HƠN?

[GÓC NHÌN CƠ BẢN]
BÀI 9: LỢI NHUẬN - DÒNG TIỀN, CON SỐ NÀO QUAN TRỌNG HƠN?
Khi phân tích một cổ phiếu, bạn chỉ quan tâm đến BCKQKD để xem doanh thu, lợi nhuận trong kỳ là bao nhiêu? tăng trưởng như thế nào? Hay sâu hơn là BCĐKT để xem cơ cấu tài chính, vay nợ nhiều hay ít? Và bạn xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua báo cáo LCTT.
Đừng làm như vậy! Nếu bỏ qua bước phân tích này, bạn sẽ dễ dàng bị qua mặt bởi các báo cáo lợi nhuận đẹp. Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành vượt kế hoạch luôn mang tính tích cực và tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp nếu bỏ qua yếu tố dòng tiền.
Ở BCKQKD, doanh thu và lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp ghi nhận ngay khi bán hàng, kể cả chưa nhận được tiền từ khách hàng. Thực tế, khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp vào 1 thời điểm nào đó, có thể vài tháng, vài năm hoặc không bao giờ. Tương tự, doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp, mặc dù chưa thanh toán hết tiền nhưng trong kho đã có hàng, hoặc thậm chí là đã được đem bán. Và có một điều các bạn cần lưu ý là BCKQKD đôi khi rất dễ xào nấu để số liệu trở nên đẹp hơn trong mắt nhà đầu tư.
Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo ghi lại dòng tiền vận động như thế nào? Thể hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính). Thông qua BCLCTT, chúng ta có thể thấy được trong kỳ doanh nghiệp đã lấy tiền ở đâu và đã chi tiêu, sử dụng tiền vào việc gì. Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp như mua sắm tài sản, hàng hóa, trả lương cho nhân viên… đều cần phải dùng đến “tiền”. Dòng tiền là “dòng máu” duy trì tất cả các hoạt động sản xuất - kinh doanh, là yếu tố sống còn. Doanh nghiệp có thể báo cáo lợi nhuận hàng năm lên đến hàng trăm tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng cao, nhưng nếu không có tiền trả nợ khi đến hạn, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bị chủ nợ yêu cầu làm thủ tục phá sản… Bạn đã hiểu vì sao dòng tiền lại quan trọng rồi chứ?
Ví dụ trong 3 năm (2016-2018): Doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Đất Xanh (DXG) luôn tăng trưởng đều đặn (Hình 1). Tuy nhiên dòng tiền từ HĐKD của DXG liên tục âm (Hình 2). Cụ thể, năm 2016 âm 467,259 tỷ đồng; năm 2017 âm 1.054,110 tỷ đồng và năm 2018 âm 931,754 tỷ đồng,… Điều này cho thấy DXG đang thiếu hụt nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh. Dòng tiền âm từ HĐKD liên tục nhiều năm phải bù đắp bằng dòng tiền từ tài chính, áp lực trả nợ lớn là một trong những lý do khiến giá cổ phiếu DXG giảm mạnh thời gian qua, từ mức 28.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 4/2018 xuống đến 12.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 8/2019, trước khi hồi trở lại mức 16.000 đồng/cổ phiếu như hiện tại (Hình 3- đây là giá đã điều chỉnh), bất chấp kết quả kinh doanh tích cực 
Các bạn thử nghĩ xem với một DN sản xuất thì dòng tiền nào là quan trọng nhất? HĐKD, Tài Chính hay Đầu tư ?
Chắc chắn là Dòng tiền từ HĐ SXKD rồi. Vì DN không thể nào phát triển và duy trì nếu chỉ dựa vào dòng tiền từ Tài Chính hay Đầu tư (Mình sẽ viết một bài chi tiết hơn về điều này nếu các bạn quan tâm ^^ )
Trong một bài báo vào tháng Tám năm 1995 của tờ Individual Investor, Jonathan Moreland đã từng nói: “Điều quan trọng là tránh chỉ nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Xét cho cùng, công ty sẽ bị phá sản nếu không thể trả được các hóa đơn, chứ không phải vì không có lợi nhuận”.
-Thắm Nguyễn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad