[ NẾU LÀ BẠN BẠN CÓ DÁM VAY NGÂN HÀNG LS 20%/ NĂM ĐỂ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU ACB ? ]
Tự nhiên có một doanh nghiệp VĐL 5 tỷ đi vay 1.400 tỷ với lãi suất cắt cổ 20%/ năm để mua 35.2 triệu Cp của ACB?
DN này hàng năm sẽ phải trả lãi 280 tỷ/ năm và nếu chỉ đầu tư mỗi ACB thì ACB sẽ phải trả cổ tức tiền mặt 46%/ năm thì DN này mới đủ trả lãi ( điều này là không tưởng )
Vậy DN này là ai và mua lại ACB với mục đích gì ?
Nhìn vào sơ đồ ở dưới ta có thể thấy Hồng Hoàng là bên đứng ra mua 35,2 triệu CP ACB. Hồng Hoàng vay 1400 tỷ từ SG Asia Credit Limited ( một công ty có lẽ là của VN ) đóng tại thiên đường thuế Caymand Insland. Theo mình hiểu thì Hồng Hoàng hay SG Asia Credit Limited bản chất đều là các SPE ( Special Purpose Entity ) và cùng một chủ.
Do vậy dòng tiền bỏ ra mua CP ACB nó sẽ chỉ là chuyển vòng quanh và con số lãi suất 20% kia cũng chỉ mang tính tượng trưng mà thôi.
Tại sao mình lại nghĩ như vậy. Bởi nếu nhìn xa hơn thì người đại diện trước pháp luật và tổng giám đốc của Hồng Hoàng tên Phạm Thị Khánh Hồng cũng chính là người đại diện của Nghi Lan ( một công ty SPE khác cũng có VĐL 5 tỷ ). Cổ đông lớn nhất nắm 90% Nghi Lan lại là bà Trần Thị Minh Hà chủ sở hữu của cả Bách Thanh. Công ty mà tháng 2/2019 đã làm xôn xao giới đầu tư khi mua lại 1,25% Vốn Điều Lệ của ACB từ Trần Minh Hoàng ( em trai của chủ tịch ACB Trần Hùng Huy )
Trả lời báo chí khi đó, ông Trần Hùng Huy cho biết đây chỉ là việc cơ cấu lại sở hữu và hình thức đầu tư trong nội bộ gia đình, không bán ra thị trường bất kỳ cổ phiếu nào, các thành viên trong gia đình vẫn tiếp tục gắn bó lâu dài và đồng hành cùng ACB.
Như vậy sau khi kiểm tra lại một loạt giao dịch vòng quanh, chúng ta có thể thấy bản chất của giao dịch này đều có liên quan đến gia đình chủ tịch ACB. Và mục đích của việc trao tay số lượng lớn cổ phiếu ACB này mình sẽ chia sẻ kỹ hơn trong Hội thảo Đầu tư giá trị Miễn Phí cuối tuần này 17/11/2019 của Take Profit tại ĐH KTQD Hà Nội !
P/S: Chữ trong hình note vội hơi xấu anh em thông cảm nhé ^^ !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét